Image Image Image Image Image Image Image Image Image Image
Danh mục
x

huongnghiep.hocmai.vn | April 25, 2024

Scroll to top

Top

Chuyên ngành Kinh tế - Đại Học Mở TPHCM

Review ngành Kinh tế của Đại học Mở TP.HCM (OU): Có khô khan, nhàm chán như các bạn vẫn lầm tưởng?

Ngành Kinh tế học gì? Ra trường làm gì? Cơ hội việc làm ra sao? Hiện nay, ngành Kinh tế đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ còn đang rất mơ hồ về ngành học này. Vậy hãy cùng mình tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về ngành học “hot” này nhé.

Học Kinh tế có khô khan và nhàm chán như bạn vẫn lầm tưởng?

1. Giới thiệu ngành Kinh tế

Ngành Kinh tế thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nghiên cứu về sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ trong tổng thể nền kinh tế. Đồng thời, ngành này cũng nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên khan hiếm của nó nhằm giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách mà các tác nhân kinh tế tương tác với nhau. Cùng với đó là các nguyên tắc kinh tế được ứng dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công, thậm chí là trong ngành tội phạm học, giáo dục, xã hội học, luật học…

Sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành tốt, có khả năng làm việc độc lập và sáng tạo, có đủ trình độ năng lực hoàn thành tốt các công việc chuyên môn. Bên cạnh đó là hệ thống kiến thức sâu rộng, hiện đại về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế học ứng dụng giúp người học có khả năng vận dụng các lý thuyết kinh tế để phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế, tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và tổ chức các chương trình dự án phát triển kinh tế – xã hội.

2. Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế của Đại học Mở TP.HCM được thiết kế gọn nhẹ, với tổng khối lượng kiến thức toàn khóa là 124 tín chỉ. Thời gian học là 3,5 năm, sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân Kinh tế.

Trong khung chương trình chú trọng cung cấp những kiến thức tổng quan và chuyên sâu của ngành Kinh tế với những học phần rất thiết thực như Kinh tế lượng, Phương pháp nghiên cứu, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Nguyên lý thống kê kinh tế, Tài chính – Tiền tệ, Kinh tế phát triển, Kinh tế công cộng, Kinh tế môi trường,…

Đặc biệt, ngành Kinh tế thuộc nhóm ngành có truyền thống trong chương trình đào tạo của trường Đại học Mở TP.HCM nên đội ngũ giảng viên của ngành đều là những thầy cô có học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ đã từng tu nghiệp tại nước phát triển như Mỹ, Đức, Úc… Vì vậy, ngoài kiến thức chuyên môn giỏi thì phương pháp giảng dạy của thầy cô cũng rất hiện đại và hấp dẫn. Hơn nữa, thầy cô đều rất thân thiện, nhiệt tình giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Như các bạn đã biết thì Đại học Mở TP.HCM rất nổi tiếng với chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học và sau đại học. Chính vì vậy, sinh viên ngành Kinh tế có rất nhiều lợi thế khi theo học tại trường với cơ hội sở hữu cùng lúc 2 văn bằng hoặc vừa học vừa làm mà không phải đến trường. Đồng thời, trường cũng có đa dạng các chương trình liên kết đào tạo trong và ngoài nước giúp các bạn có môi trường học lý tưởng nhất.

3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Mở TPHCM Kinh tế Kinh tế 24.52324251923.425.425.8
Ghi chú

Chất lượng cao; Nhận hết HSG + Học bạ có CCNN+ Học bạ: 24.5

Tốt nghiệp THPT; CLC

Tốt nghiệp THPT

CLC
Học bạ

CLC, Điểm thi TN THPT

Điểm thi TN THPT

Học bạ

Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường

Ngành Kinh tế được đánh giá là ngành học mang đến triển vọng phát triển rất lớn trong tương lai với hàng trăm nghìn công việc mỗi năm. Do đó, các bạn trẻ yêu thích ngành học này thì yên tâm theo học nhé. Khi ra trường các cử nhân Kinh tế có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau với mức lương hấp dẫn theo năng lực của bản thân.

Cơ hội việc làm đa dạng là một trong những điểm thu hút người theo học nhất của ngành Kinh tế

Cán bộ chuyên môn làm việc tại các Sở, ban, ngành từ trung ương đến địa phương như Sở tài chính, Sở công thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư, Phòng tài chính, Phòng kinh tế…

Nghiên cứu viên ngành Kinh tế tại các viện, trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước.

Giảng viên công tác tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên toàn quốc.

Chuyên viên nghiên cứu, phân tích số liệu, chuyên viên phân tích và nghiên cứu thị trường, chuyên viên phân tích đầu tư, quản lý dự án, chuyên viên kinh doanh, chuyên viên Marketing… làm việc trong các doanh nghiệp.

Qua thông tin chia sẻ ở trên thì có thể thấy ngành Kinh tế mang đến cơ hội việc làm rất rộng mở và khả năng tay ngành sang được nhiều ngành nghề khác nhau. Do đó, đây là một trong những lựa chọn đáng để bạn cân nhắc khi cần đưa ra quyết định chọn ngành nghề trong tương lai đó nhé.

Tin tức mới nhất